Dù xuống thấp cỡ nào cũng không hề chạm vào mặt đất hay mặt nước vì ở Sao Mộc không có bề mặt.
Giả sử từ ngoài rìa khí quyển của Trái Đất, chúng ta hạ độ cao khoảng 100 km thì sẽ nhận thấy áp suất không khí tăng dần lên và cuối cùng sẽ chạm tới bề mặt Trái Đất, có thể là đất liền hoặc nước.
Còn ở Sao Mộc không có bề mặt như vậy. Từ ngoài rìa khí quyển của Sao Mộc, chủ yếu là khí Hydro và Heli, khi hạ độ cao áp suất cũng sẽ tăng dần lên nhưng áp suất trên Sao Mộc rất lớn. Dù xuống thấp cỡ nào cũng không hề chạm vào mặt đất hay mặt nước vì ở Sao Mộc không có bề mặt, mà chung quanh chỉ có khí và khí. Càng xuống thấp, áp suất càng lớn, lớn đến mức cơ thể con người sẽ bị đè bẹp.
Do áp suất càng lớn nên khí quyển cũng thay đổi. Đi xuống 1600 km, khí Hydro sẽ hóa lỏng. Đi xuống thêm 32k km, Hydro lỏng sẽ trở thành chất rắn, giống kim loại lỏng. Sự chuyển tiếp từ khí Hydro thông thường sang Hydro lỏng và sau đó sang Hydro kim loại diễn ra chậm và trơn tru, không đột ngột, không có ranh giới rõ rệt.
Cuối cùng, chúng ta sẽ đến được lõi có áp suất rất lớn và nhiệt độ rất cao của Sao Mộc. Đây là vùng trung tâm bên trong Sao Mộc, và không nên nhầm lẫn với khái niệm bề mặt thông thường.
Tuy có cấu trúc lạ thường như thế nhưng nếu không có Sao Mộc, có thể con người sẽ không tồn tại trên Trái Đất. Đó là vì Sao Mộc đóng vai trò như một lá chắn. Với lực hấp dẫn lớn, Sao Mộc đã thay đổi quỹ đạo của các tiểu hành tinh và sao chổi để không đâm vào Trái Đất. Nếu không, sự sống trên Trái Đất đã bị diệt vong.
Nguồn : sciencealert
COMMENTS