Ở thành phố Cao Bằng, có miếu thờ ở trên Phố Xuân Trường, phía trên ghi rõ ràng dòng chữ "Công Chúa Mạc Cao Tiên". Miếu thờ được l...
Ở thành phố Cao Bằng, có miếu thờ ở trên Phố Xuân Trường, phía trên ghi rõ ràng dòng chữ "Công Chúa Mạc Cao Tiên". Miếu thờ được lập ở một lối đi trên một sườn đồi cao, có kè đá rất cẩn thận. Trong miếu có hoa, quả còn tươi, tàn nhang cong vút chứng tỏ có người chăm sóc.
Đọc lại lịch sử để tìm hiểu về Công Chúa Mạc Cao Tiên.
Nhà Mạc sau khi thất thủ ở Thăng Long đã rút lui về cố thủ ở Cao Bằng trong 85 năm (1592- 1677). Năm Đinh Tỵ (1677), Vua Lê Hy Tông và Chúa Trịnh Tạc giao cho tướng Đinh Văn Tả đem quân lên đánh Nhà Mạc và chiếm được vương phủ nhà Mạc.
Vua Nhà Mạc lúc đó là Mạc Kính Vũ (1638- 1677) cùng quần thần chạy lên vùng núi đá Lũng Phầy - Phúc Tăng nhằm cố thủ nhưng bị quân Lê vây bắt. Hoàng hậu Đinh Thị Thành và Công chúa thứ hai Mạc Thị Cao Tiên và thứ ba Mạc Thị Hoa Dung không chịu đầu hàng, đã gieo mình xuống sông Dẻ Rào để giữ gìn khí tiết.
Nhân dân vớt thi hài Công chúa lên an táng và lập miếu thờ. Đồi này được mang tên Đồi Cao Tiên.
Cách Miếu Công Chúa Mạc Cao Tiên về hướng Tây Bắc theo thứ tự là Đền thờ Hoàng Hậu ở Chợ Cao Bình gần 10km và Miếu Công Chúa Mạc Hoa Dung trên Tỉnh Lộ 203 gần 12 km.
COMMENTS